Thực hành học Thanh nhạc

Trong các phần trước chúng tôi đã giới thiệu các bạn về Lý thuyết Hơi thở trong học thanh nhạc, Kỹ thuật luyện tập hơi thở. Trong loạt bài này, Thiên ân Music, trung tâm dạy học nhạc Biên hòa, hướng dẫn các bạn những bài tập thực hành học Thanh nhạc dành cho các bạn đam mê ca hát. Các bạn cố gắng luyện tập kỹ thuật cho đúng nhé.

PHẦN THỰC HÀNH HỌC THANH NHẠC

Bài 1

  1. Tập các cơ bụng để hỗ trợ cho hoành cách mô trong kỹ thuật thực hành học Thanh nhạc

    – Đứng thẳng người : thẳng lưng, thẳng đầu, áp mặt hai bàn tay vào sau lưng để ngón cái nằm bên hông ngang thắt lưng.
    – Đặt bàn chân phải sát đất hướng ra phía trước, chân thẳng, người thẳng.
    – Rút chân phải về, bàn chân vẫn chạm đất, và đưa chân trái ra y như chân phải : 50 – 100 lần.
    – Thân người không nghiêng qua nghiêng lại, không nhô lên nhô xuống (Bài tập này dùng để khởi động khi học thanh nhạc, hoặc để tập thể dục trong ngày).

  2. Tập lồng ngực trong kỹ thuật thực hành học Thanh nhạc

    – Hai bàn tay nắm lại, thẳng ra phía trước, song song mặt đất : thở ra từ từ.
    – Hất mạnh hai tay ra phía sau, luôn thẳng cánh tay : hít nhanh vào.
    – Dừng lại một vài giây: nén hơi.
    – Đưa hai tay ra phía trước như lúc đầu : thở ra từ từ …

  3. Tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi :

    – Lấy hơi vào như thường lệ.
    – Làm như “thổi bụi” nhưng ngậm miệng (bịt mũi nếu cần) để cho hơi không thoát ra ngoài, nhưng hơi dội lại xuống hoành cách mô và tác động lên bụng, lên vùng xương chậu. Kỹ thuật này làm căng các cơ ở xung quanh vùng đó. Đó được coi như điểm tựa của làn hơi trong khi chúng ta nói, nhất là khí phải nói giọng cao, nói mạnh, nói có sinh khí.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI LUYỆN THANH

– Tư thế: dù đứng hay ngồi luyện thanh và cả khi hát, phải luôn giữ cho lưng thẳng. Ngực hơi ưỡn, đầu và lưng thẳng hàng. Hai vai mở rộng, chân mở rộng bằng vai, giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng nhất. Thả lỏng toàn thân, không được gồng mình lên. Lưu ý khi ngồi không được tựa lưng vào ghế, khi đứng phải đứng cân bằng trọng lượng cơ thể trên cả hai chân.

– Hơi thở:

Hít thở sâu, kết hợp kiểu thở bụng và thở ngực để lấy được nhiều hơi hơn và tận dụng được hết luồng hơi.

– Miệng thả lỏng:

Môi miệng hoàn toàn thả lỏng, đặc biệt là phần xương hàm không được gồng cứng sẽ làm hơi không thoát được và âm thanh không được tròn đẹp. Mát xa xương hàm bằng cách ấn và xoa nhẹ ngay dưới xương gò má theo chiều kim đồng hồ để hàm thư giãn và thả lỏng, mở rộng hàm thật tư nhiên giống như khi đang ngáp. Kết hợp liên tục đóng và mở hàm, thực hiện bài tập này để giúp hàm thư giãn để âm thanh phát ra tự nhiên, nhẹ nhàng và tròn trịa hơn.

– Uống nước:

Tốt nhất là bạn nên uống nước ấm hoặc nước lọc. Không uống nước lạnh vì nó sẽ làm co dây thanh quản. Tránh xa tuyệt đối các loại nước có gas, các loại nước uống có chưa cồn, caffeine, các chất kích thích và sữa. Nên uống nước ấm, nước sôi để nguội, bổ sung nước hoa quả, nước ép giá đỗ để giữ cho giọng luôn trong, không lo bị khàn tiếng.

Bài tập luyện thanh trong kỹ thuật thực hành học Thanh nhạc

– Khởi động:

Một bài tập giúp co giãn dây thanh quản một cách nhẹ nhàng đó là bài tập “tiếng còi xe”. Bài tập này rất đơn giản và vui nhộn, sẽ giúp tinh thần của bạn phấn chấn và vui vẻ hơn.

Cách thực hiện như sau: chu miệng lại giống khẩu hình chữ “u”, lấy hơi bụng và đẩy hơi ra ngoài một cách hoàn toàn tự nhiên. Giữ nguyên khẩu hình miệng như trên và “hú” tạo âm thanh như tiếng còi xe cứu hỏa. Thở ra đều sao cho âm thanh kéo càng dài càng tốt. Sau đó bắt đầu điều chỉnh cao độ khi cao khi thấp, lên hoặc xuống dần đến những nốt cao nhất và thấp nhất trong âm vực. Lặp đi lặp lại nhiều lần để các cơ miệng được linh hoạt.

Sau khi đã khởi động bài tập “tiếng còi xe”. Bạn có thể khởi động kĩ hơi bằng cách lặp đi lặp lại các câu như: “buổi trưa ăn bưởi chua”, “nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”,… để lưỡi cũng được linh hoạt hơn. Đừng quên thay đổi cao độ mỗi lần nói các câu đó để khi hát sẽ dễ dàng xử lí âm thanh, cao độ và trường độ các nốt nhạc, âm thanh luôn mềm mại mà không bị khô khan, cứng nhắc.

Làm ấm giọng:

Ngâm nga một giai điệu bất kì để giọng dịu lại. Đây là một bài tập khá đơn giản, nó không làm căng dây thanh quản mà vẫn giúp làm cho giọng của bạn ấm hơn, dịu hơn.

Thực hiện: sau khi thả lỏng và thư giãn miệng và xương hàm, hãy thả lỏng hai vai. Lấy hơi vào, sau đó vẫn ngậm miệng và phát ra âm thanh “hmm”, liên tục thay đổi cao độ từ thấp đến cao. Lúc này hơi đưa ra ngoài qua mũi và một phần đưa lên miệng sẽ va chạm vào môi, do đó bạn sẽ thấy nhột ở mũi và môi. Đừng lo và hãy tiếp tục kiên trì luyện tập vì cảm thấy nhột như vậy là bạn đang thực hiện đúng cách rồi đấy.

Luyện âm giai:

Bắt đầu từ những nốt có cao độ trung bình, các nốt ở giữa âm vực của bạn, sau đó lên cao dần cho đến nốt cao nhất trong âm vực, tiếp tục theo chiều đi xuống cho đến nốt thấp nhất.

Bài tập này vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Nếu biết kết hợp với bài tập lấy hơi đúng cách và luyện tập thường xuyên, bạn sẽ thấy âm vực của mình dần mở rộng hơn. Bạn sẽ ngày càng hát được các nốt cao hơn và trầm hơn mà không cần phải gồng mình hoặc gân cổ lên.

Tuy nhiên, mọi kết quả đều cần có quá trình, do đó hãy luôn bắt đầu với những nốt ở giữa và tăng hoặc giảm dần cao độ đến tầm âm vực của bản thân. Bạn không nên cố gắng hát những nốt vượt quá khả năng của mình, làm căng dây thanh quản, dẫn đến khản giọng. Việc cố gắng hát nốt cao hơn hay trầm hơn mà không thành sẽ dẫn đến tâm lý buồn bực, nóng vội. Đây là điều kiêng kị khi bạn làm bất cứ việc gì. Vậy nên hãy bình tĩnh và kiên trì, bạn sẽ sớm thấy kết quả đến một cách thật tự nhiên!

Bài tập rung:

Rung lưỡi:

Luyện tập rung lưỡi bằng cách phát âm chữ “r”. Nhớ cong lưỡi, làm sao âm thanh phát ra thật đều bằng các tiết chế hơi thở đều đặn, liên tục thay đổi cao độ để lưỡi được linh hoạt khi hát.

Rung môi:

Hai môi khép chặt, môi dưới hơi trề ra, sau đó phát âm “t” cho đến khi hết hơi. Khi bạn đã làm quen và thuần thục, một hơi có thể phát âm được trong thời gian dài hơn. Hãy thay đổi cao độ lên xuống khác nhau, lưu ý thay đổi cả tốc độ. Bài tập này sẽ giúp môi linh hoạt hơn, sử dụng hiệu quả lợi ích của hơi thở.

Tất cả những bài tập trên đều không khó, nhưng bạn đừng vì thế mà chủ quan, hãy luôn để ý cho đúng kĩ thuật, và đặc biệt là phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.

Chúc các bạn thành công!

Đăng ký khóa Học Nhạc Biên Hòa ngay hôm nay để nhận ưu các chương trình ưu đãi.

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VÀ TƯ VẤN

·       09339530660937918698

Email: daynhacbienhoa@gmai.com

Thời gian làm việc:

8h00 – 20h30 mỗi ngày – Chủ Nhật làm việc buổi sáng.

 

Hotline: 0933953066
Zalo: 0933953066